Cách điều trị táo bón ở trẻ em tại nhà mà bố mẹ nên biết
₫1 (bao gồm thuế) |
Select products with details as above |
Nhãn hàng riêng |
Vấn đề táo bón ở trẻ luôn là một thách thức khó khăn, gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Đặc biệt là khi tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như: khó tiêu, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi,... Vậy có bao nhiêu cách điều trị táo bón ở trẻ em? Hãy cùng Solife tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung bài viết dưới đây. |
₫1 (bao gồm thuế) |
Minimum Order 1 or more / Maximum 0 or more
Size- Quantity
Select the quantity.
Products will be automatically added below when you choose.
Product name | Quantity | Price |
---|---|---|
Cách điều trị táo bón ở trẻ em tại nhà mà bố mẹ nên biết |
![]() ![]() |
1 ( |
Products will be automatically added below when you choose.
- Product detail
- Review
1. Táo bón ở trẻ em là gì?
Táo bón ở trẻ em là gì?
Táo bón ở trẻ em thường xảy ra khi trẻ có tần suất đi tiêu thấp hơn so với bình thường (ít hơn 3 lần mỗi tuần). Bệnh đi kèm với cảm giác đau và khó khăn trong quá trình bài tiết. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ sự di chuyển chậm của phân qua hệ tiêu hóa, làm cho nó trở nên khô và khó bài tiết hơn theo thời gian. Tuy nhiên, nếu trẻ có tần suất đi tiêu ít hơn so với bình thường nhưng phân vẫn mềm, thì không được xem là táo bón.
Ngoài ra, táo bón có thể dẫn đến sự tích tụ của phân trong đại tràng, làm cho ruột hấp thụ lại các chất độc chứa trong phân, gây hại cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị táo bón ở trẻ em càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe rất cần thiết.
2. Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ
Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ thông qua các dấu hiệu đặc trưng sau:
Trẻ cảm thấy đau bụng, bị đầy hơi, và chướng bụng.
Phân của trẻ thường khô và cứng.
Trẻ gặp khó khăn và cảm thấy không thoải mái khi đi tiêu.
Trẻ có thể rặn nhiều, mặt đỏ ửng lên, càu nhàu hoặc phát ra những âm thanh khác khi cố gắng đi tiêu.
Đôi khi, tình trạng táo bón ở trẻ có thể gây nhầm lẫn với tiêu chảy. Bởi vì phân cứng bị kẹt ở trực tràng, khiến phân lỏng dễ dàng trôi ra ngoài hơn. Điều này có thể làm cho bố mẹ cảm thấy như trẻ đang có triệu chứng tiêu chảy.
3. Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón bao gồm:
Thói quen nhịn đi tiêu: Một số trẻ thường có xu hướng nhịn đi tiêu để cuộc chơi của mình không bị gián đoạn. Hoặc trẻ có thể không muốn đi tiêu ở những nhà vệ sinh công cộng, xa lạ vì nó không tạo cảm giác thoải mái như đi vệ sinh ở nhà. Những điều này khiến phân bị tích tụ ở đại tràng, về lâu, phân trở nên khô cứng, khó đào thải ra bên ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Việc thiếu hụt các dưỡng chất từ trái cây, rau xanh trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, hoặc trẻ uống không đủ nước mỗi ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tây có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng của ruột, làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị táo bón và khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ có nguy cơ bị táo bón cao hơn nếu được sinh ra trong gia đình có bố, mẹ, hoặc anh, chị thường xuyên bị táo bón. Điều này có thể liên quan các yếu tố di truyền nhưng nhìn chung cũng có thể do trẻ có chung thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng với gia đình có người bị triệu chứng này.
4. Cách điều trị táo bón ở trẻ tại nhà hiệu quả mà bố mẹ nên biết
Nội dung phía bên trên đã giúp chúng ta đi tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ có thể tham khảo 6 cách điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả sau:
4.1 Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước
Để giúp trẻ vượt qua tình trạng táo bón, bố mẹ cần chắc chắn rằng trẻ uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Có thể tạo thói quen cho trẻ uống một cốc nước ấm khi trẻ thức dậy mỗi sáng. Việc này không chỉ giúp loại bỏ các chất thải và độc tố trong cơ thể, mà còn có thể giúp giảm các triệu chứng táo bón. Đây là một cách trị táo bón ở trẻ rất đơn giản và hiệu quả.
4.2 Bổ sung chất xơ cho trẻ
Để trị táo bón ở trẻ em, bố mẹ nên tập trung vào việc cung cấp cho trẻ đủ lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết bằng cách bổ sung trái cây và rau xanh trong chế độ ăn uống. Việc bổ sung chất xơ hàng ngày có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ruột, làm cho phân dễ di chuyển hơn và cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
Tuy nhiên, việc lựa chọn loại chất xơ cần được thực hiện cẩn thận, vì có một số loại chất xơ có thể làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Có hai loại chất xơ phổ biến:
Chất xơ không hòa tan: Loại này giúp tăng khối lượng phân và kích thích hoạt động ruột để đẩy phân ra ngoài. Chúng thường có ở lúa mì, rau cải và ngũ cốc hằng ngày.
Chất xơ hòa tan: Loại này hấp thụ nước và giúp làm mềm phân, thường chứa trong lúa mạch, yến mạch, các loại hạt, trái cây và rau quả.
4.3 Cho trẻ vận động thường xuyên
Một trong những cách trị táo bón ở trẻ nhỏ phải kể đến đó là cho trẻ vận động thường xuyên. Việc tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp ruột của trẻ hoạt động tốt hơn và giảm thiểu triệu chứng táo bón. Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, trẻ nên khuyến khích vận động trong khoảng 30-60 phút hàng ngày.
4.4 Tập cho trẻ đi vệ sinh theo giờ đều đặn
Với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể thiết lập một thời gian cố định cho việc đi vệ sinh bằng cách thông báo cho trẻ "đến giờ đi vệ sinh rồi" thay vì hỏi trẻ đã muốn đi vệ sinh chưa hay có mắc vệ sinh không? Thời điểm tốt nhất để trẻ đi vệ sinh là sau bữa ăn hoặc bất cứ lúc nào trẻ cảm thấy cần.
Ban đầu, cha mẹ nên khuyến khích trẻ ngồi ít nhất 10 phút mỗi lần. Đồng thời, bố mẹ có thể đặt một chiếc ghế đẩu nhỏ dưới chân để trẻ ngồi thoải mái hơn, dễ đẩy phân ra ngoài. Có thể nói rằng, đây là một trong những cách trị táo bón ở trẻ em hữu ích và hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.
4.5 Làm mềm phân bằng cách sử dụng thuốc
Làm mềm phân bằng cách sử dụng thuốc
Ngoài những biện pháp tự nhiên để giảm táo bón, bố mẹ có thể thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc làm mềm phân, với liều lượng và cách sử dụng phù hợp với tình trạng táo bón và độ tuổi của bé nhà mình. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bố mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không nên ngưng thuốc mà không có sự đồng ý từ bác sĩ.
4.6 Mát xa bụng cho bé
Khi trẻ bị táo bón, mát xa bụng có thể giúp kích thích nhu động ruột và nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Bố mẹ có thể thực hiện thao tác như sau:
Trước tiên, làm ấm tay bằng cách xoa hai bàn tay lại với nhau. Sau đó, thêm vài giọt dầu mát xa dành riêng cho trẻ vào lòng bàn tay.
Đặt trẻ vào tư thế nằm ngửa. Sử dụng đầu ngón tay, áp dụng lực nhẹ lên bụng trẻ theo hình chữ U ngược, di chuyển từ phía dưới bên trái, lên trên qua phía trên rốn, và cuối cùng xuống phía dưới.
Thực hiện thao tác này khoảng 10-15 lần liên tục, và có thể lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.
Hầu hết các cách điều trị táo bón ở trẻ em mà Solife đã đề cập phía trên, có thể giúp giảm tình trạng táo bón ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón nặng hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và hướng dẫn cách điều trị đúng cách.
Xem thêm:Bổ Sung Vitamin Tổng Hợp Cho Bé Đúng Cách
Cách bổ sung vitamin D3 cho trẻ an toàn và hiệu quả
Người biên tập: Dược sĩ Trần Hoàng Uyên