0.00 1

Hạ canxi máu bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhãn hàng riêng
Helps With
Select products with details as above
Nhãn hàng riêng
₫1 (bao gồm thuế)

To use or earn Naver Mileages, please check out through personal payment window.

Minimum Order 1 or more / Maximum 0 or more

Size
Quantity
up down

Select the quantity.

Products will be automatically added below when you choose.

Product name Quantity Price
Hạ canxi máu bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị updown 1 (  )
Price

Products will be automatically added below when you choose.

  • Product detail
  • Review

Hạ canxi máu hay tụt canxi máu (hypocalcemia) là một tình trạng mà mức độ canxi trong máu giảm dưới mức bình thường. Canxi đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý của cơ thể, bao gồm chức năng cơ bắp, truyền tín hiệu thần kinh và sự duy trì của hệ xương. Nhiều người hay thắc mắc dấu hiệu tụt canxi là gì? hay những biểu hiện của bệnh canxi là gì? Trong bài viết này, Solife sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu và cách điều trị bệnh tụt canxi (hạ canxi máu).

1. Bệnh hạ canxi máu là gì?

Hạ canxi máu hay tụt canxi là một tình trạng bệnh có thể xảy ra khi nồng độ canxi trong máu của bạn quá thấp.

Xem thêm: Các dấu hiệu cơ thể thiếu canxi trầm trọng

Tùy vào tình trạng sức khỏe có thể gây ra hạ canxi máu và nguyên nhân thường là do nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH) hoặc vitamin D trong cơ thể bạn bất thường. Mức độ bệnh hạ canxi máu có thể nhẹ hoặc nặng, tạm thời hoặc mãn tính.

2. Những triệu chứng, biểu hiện của bệnh hạ canxi máu

Bệnh hạ canxi máu hay là tụt canxi máu là một tình trạng bệnh nghiêm trọng, vì thế cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi nồng độ canxi máu giảm hơn mức bình thường, cơ thể sẽ có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau.

2.1 Những triệu chứng, dấu hiệu tụt canxi (hạ canxi máu)

Phụ thuộc vào mức độ nhẹ hay nặng mà các triệu chứng và dấu hiệu tụt canxi (hạ canxi máu) sẽ khác nhau.

Các triệu chứng của hạ canxi máu nhẹ có thể như:

  • Cơ bắp bị chuột rút, đặc biệt là ở chân và lưng.

  • Da khô và có vảy.

  • Móng tay yếu và dễ gãy.

  • Tóc khô và xơ hơn bình thường.

Nếu không được điều trị, bệnh hạ canxi máu theo thời gian có thể gây ra các triệu chứng thần kinh (ảnh hưởng đến hệ thần kinh) hoặc tâm lý nghiêm trọng như:

  • Đầu óc hay lú lẫn.

  • Các vấn đề về trí nhớ.

  • Bồn chồn, khó chịu.

  • Trầm cảm.

  • Xuất hiện ảo giác.

Dấu hiệu tụt canxi (hạ canxi máu) nặng có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Ngứa ran ở môi, lưỡi, ngón tay hoặc bàn chân.

  • Cơ bị đau.

  • Co thắt cơ ở cổ họng gây khó thở  (co thắt thanh quản).

  • Co thắt cơ ở cơ bắp.

  • Động kinh.

  • Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim).

  • Suy tim sung huyết.

2.2 Những biểu hiện của bệnh hạ canxi cấp

Có một số trường hợp mắc bệnh hạ canxi cấp nhưng không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Đối với người lớn và người già thì có thể gây ra tình trạng loãng xương, nhuyễn xương. Đối với trẻ nhỏ bệnh hạ canxi cấp có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.

Dưới đây là một số dấu hiệu tụt canxi cấp (bệnh hạ canxi cấp) mà bạn cần phải biết và điều trị kịp thời:

  • Chỉ số nồng độ canxi trong máu rất thấp, dưới 7 mg/dL.

  • Có hiện tượng dị cảm ở đầu lưỡi, đầu môi và đầu các chi.

  • Chân duỗi như đạp xe đạp.

  • Người bệnh có hiện tượng co giật cơ mặt, toàn thân đau nhức..

3. Những nguyên nhân gây nên tụt canxi (hạ canxi máu)

Hầu hết, vấn đề về nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH) và mức vitamin D trong cơ thể có liên quan đến nguyên nhân gây ra tụt canxi hay hạ canxi máu. Điều này là do PTH giúp kiểm soát mức độ canxi trong máu và vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi.


Ba nguyên nhân phổ biến nhất của tụt canxi hay hạ canxi máu:

The three most common causes of low calcium or hypocalcemia:


  • Suy tuyến cận giáp: Suy tuyến cận giáp xảy ra khi tuyến cận giáp không sản xuất đủ hormone tuyến cận giáp (PTH). Nồng độ PTH thấp gây ra lượng canxi thấp trong cơ thể. Ngoài ra, có thể bị suy tuyến cận giáp do rối loạn di truyền hoặc do tuyến giáp của bạn đã được phẫu thuật cắt bỏ.

  • Thiếu vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, do đó, việc thiếu vitamin D trong cơ thể gây ra lượng canxi được hấp thụ thấp hơn bình thường (bệnh hạ canxi máu). Thiếu vitamin D có thể do rối loạn di truyền hoặc do không nhận đủ ánh sáng mặt trời hoặc không bổ sung đủ vitamin D.

  • Suy thận: Hạ canxi máu ở bệnh nhân suy thận mãn tính là do lượng phốt pho trong máu tăng lên và làm giảm sản xuất một loại vitamin D nhất định ở thận.

Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khác gây hạ canxi máu: 

  • Một số loại thuốc: Bisphosphonates, corticosteroids, rifampin, calcitonin, chloroquine, cinacalcet, Denosumab, Foscarnet có thể gây hạ canxi máu.

  • Giả suy tuyến cận giáp: Đây là một rối loạn di truyền khiến cơ thể bạn không nhận thức đúng với lượng hormone tuyến cận giáp (PTH) bình thường mà cơ thể đang có. Cơ thể sẽ hoạt động như không có đủ PTH trong khi PTH đang ở mức bình thường.

  • Hạ magie máu: Các tuyến cận giáp cần magie để tạo và giải phóng hormone tuyến cận giáp (PTH), vì vậy khi magie quá thấp (hạ magie máu) sẽ dẫn đến PTH không được sản xuất đủ và nồng độ canxi trong máu cũng thấp hơn bình thường (hạ canxi máu).

  • Viêm tụy: Khoảng 15% đến 88% những người bị viêm tụy cấp sẽ bị hạ canxi máu.

  • Một số rối loạn di truyền hiếm gặp: chẳng hạn như hội chứng DiGeorge có thể gây hạ canxi máu.

4. Cách chẩn đoán bệnh hạ canxi máu

Bệnh hạ canxi máu sẽ xảy ra nếu nồng độ canxi toàn phần trong huyết thanh (máu) thấp hơn 8,8 mg/dL. Có thể chẩn đoán tình trạng hạ canxi máu từ các xét nghiệm máu định kỳ hoặc bằng cách xét nghiệm các tình trạng khác.

Những xét nghiệm nào sẽ được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân gây hạ canxi máu?

Để chẩn đoán hạ canxi máu, người bệnh thông thường sẽ được xét nghiệm nồng độ canxi trong máu. Bên cạnh đó, có thể thực hiện một số quy trình khác để cố gắng xác định nguyên nhân gây ra tình trạng hạ canxi máu hoặc để đảm bảo rằng tình trạng hạ canxi máu không ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể:

  • Các xét nghiệm máu: chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu kiểm tra mức độ magie, phốt pho, hormone tuyến cận giáp (PTH) hoặc vitamin D.

  • Điện tâm đồ: Điện tâm đồ là một quy trình sử dụng các điện cực gắn vào ngực để đo nhịp tim của bạn. Hạ canxi máu có thể gây ra nhịp tim bất thường.

  • Xét nghiệm hình ảnh xương: Các xét nghiệm hình ảnh xương có thể được sử dụng để xem bạn có vấn đề về canxi trong xương hay không, chẳng hạn như bệnh nhuyễn xương hoặc bệnh còi xương.

5. Cách điều trị bệnh hạ canxi máu

  • Uống thuốc canxi: Thuốc canxi hoặc chất bổ sung có thể được sử dụng để cung cấp lượng canxi cho cơ thể về mức bình thường.

  • Bổ sung vitamin D: Những người bị hạ canxi máu mãn tính thường bổ sung vitamin D cùng với thuốc canxi để cơ thể có thể hấp thụ canxi tốt hơn.

  • Bổ sung canxi gluconat: Nếu tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng và cơ thể đang bị chuột rút hoặc co thắt cơ, bạn nên bổ sung canxi gluconat tại các bệnh viện uy tín.

  • Các loại thuốc khác: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hạ canxi máu, bạn có thể phải dùng các loại thuốc khác để điều trị.

Qua bài viết trên, có thể thấy bệnh hạ canxi máu hay tụt canxi là loại bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Vì thế, cần phải biết được những triệu chứng, những biểu hiện của bệnh hạ canxi và cách điều trị hiệu quả. Với những thông tin hữu ích được Solife chia sẻ, hi vọng bạn đã hiểu được về bệnh hạ canxi máu để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và người thân.