Uống kẽm buổi sáng hay tối là tốt nhất cho sức khỏe cơ thể?
₫1 (bao gồm thuế) |
Select products with details as above |
Nhãn hàng riêng |
Kẽm là một khoáng chất quan trọng cơ thể nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất được. Tuy nhiên, kẽm uống tối được không? Cùng tìm câu trả lời ở bài viết này nhé! |
₫1 (bao gồm thuế) |
Minimum Order 1 or more / Maximum 0 or more
Size- Quantity
Select the quantity.
Products will be automatically added below when you choose.
Product name | Quantity | Price |
---|---|---|
Uống kẽm buổi sáng hay tối là tốt nhất cho sức khỏe cơ thể? |
![]() ![]() |
1 ( |
Products will be automatically added below when you choose.
- Product detail
- Review
1. Uống kẽm buổi tối được không?
Uống kẽm vào thời điểm nào?
Nên uống kẽm khi nào? Theo khuyến nghị, thời điểm bổ sung kẽm tốt nhất là sau khi đã ăn bữa sáng khoảng 2 giờ. Việc này sẽ giúp cơ thể hấp thu kẽm tốt hơn. Sau khoảng 2-3 tháng sử dụng, bạn có thể tạm nghỉ một thời gian và sau đó thực hiện kiểm tra cơ thể có cải thiện gì khi uống kẽm hay không.
Dù buổi tối có thể không hiệu quả bằng buổi sáng trong việc hấp thụ kẽm, nhưng nó vẫn có thể là một lựa chọn nếu bạn không thể uống vào buổi sáng. Điều quan trọng là uống sau thời gian ăn tối khoảng 2 giờ để giảm tác động của thức ăn. Uống kẽm trong bữa ăn có thể là một lựa chọn tốt cho người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, việc uống kẽm khi dạ dày trống có thể gây kích thích và gây khó chịu.
2. Lợi ích của việc bổ sung kẽm
Kẽm là khoáng chất thiết yếu giúp duy trì hoạt động của 300 enzym trong cơ thể với các công dụng vô cùng hữu ích như chữa lành vết thương, xây dựng protein,...
2.1 Cải thiện miễn dịch
Khoáng chất này tham gia vào nhiều quá trình miễn dịch: bao gồm sự phát triển và hoạt động của tế bào miễn dịch, sản xuất kháng thể và chống vi khuẩn. Kẽm còn có tác động chống viêm thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Thông qua ức chế sự phát triển của tế bào viêm, giảm sản xuất các dấu hiệu viêm và cải thiện quá trình lành vết thương.
2.2 Trị mụn
Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi da, tạo dựng và sửa chữa tế bào da bị tổn thương. Kẽm còn có khả năng kiểm soát sự sản xuất dầu nhờn và giảm vi khuẩn trên da, giúp giảm việc hình thành mụn trứng cá và các vấn đề da khác. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung kẽm có thể giúp làm giảm triệu chứng của mụn trứng cá. Kẽm sulfat thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da để hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.
2.3 Giúp kiểm soát đường huyết
Vai trò của kẽm trong kiểm soát đường huyết đã được nghiên cứu là một phần quan trọng của sức khỏe tổng thể và quản lý tiểu đường. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu trữ và tiết insulin. Insulin là hormone quan trọng chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách thúc đẩy việc lấy đường từ máu vào các tế bào mô và cơ trong cơ thể. Việc bổ sung kẽm có thể giúp tăng cường kiểm soát đường huyết và cải thiện hiệu quả bệnh tiểu đường. Tuy vậy, việc sử dụng kẽm theo hướng dẫn của chuyên gia y tế và không nên tự ý tự mua thuốc bổ sung kẽm.
2.4 Tốt cho tim mạch
Có nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm mức cholesterol LDL và triglyceride trong máu. Cholesterol LDL cao và triglyceride là yếu tố nguy cơ cho các vấn đề tim mạch, bao gồm bệnh tắc nghẽn động mạch và đau tim. Một nghiên cứu về cơ thể phụ nữ cũng đã gợi ý rằng tiêu thụ kẽm cao có thể giúp làm giảm huyết áp tâm thu (systolic blood pressure). Tuy nhiên, nếu muốn bổ sung kẽm để cải thiện sức khỏe cho tim mạch cần tuân theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Sử dụng kẽm hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
2.5 Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Kẽm là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe mắt và đã được nghiên cứu về tác động tích cực của khoáng chất này đối với AMD. AMD là một tình trạng mắt liên quan đến tuổi tác, khi màng nội tiết của mắt bị hỏng sẽ dẫn đến giảm thị lực. Kẽm có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Một số nghiên cứu đã ghi nhận rằng việc sử dụng kẽm sulfat có thể làm chậm sự tiến triển của AMD. Tuy nhiên, việc sử dụng kẽm trong trường hợp này thường đi kèm với sử dụng thực phẩm bổ sung chứa vitamin C, vitamin E và khoáng chất khác.
3. Những ai nên bổ sung kẽm?
Kẽm tham gia vào quá trình phát triển tế bào và tạo máu, cùng với nhiều quá trình sinh hóa quan trọng khác. Dưới đây là những đối tượng nên bổ sung kẽm theo từng thời điểm:
Trẻ sơ sinh và trẻ em: Kẽm tham gia vào nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể, bao gồm sự phát triển của tế bào, hệ thống miễn dịch và chức năng cấu tạo máu. Vì vậy, trẻ em cần bổ sung đủ lượng kẽm để phát triển toàn diện. Khi trẻ em dưới 6 tháng tuổi, kẽm thường được cung cấp qua sữa mẹ hoặc sản phẩm chất lượng tương tự. Trẻ trên 6 tháng tuổi cần bổ sung thông qua các thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, chú ý cung cấp các thức ăn giàu kẽm như thịt, cá, đậu nành, lúa mạch và lựu.
Thanh thiếu niên: Giai đoạn thanh thiếu niên là thời kỳ phát triển toàn diện của cơ thể, bao gồm cả sự phát triển tế bào, xương và chức năng miễn dịch. Nhu cầu kẽm ở thanh thiếu niên tương đối cao và thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức đề kháng của đối tượng này.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai và cho con bú có nhu cầu cao về kẽm để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và cung cấp đủ dưỡng chất cho con trẻ.
4. Uống kẽm quá liều có sao không?
Uống kẽm buổi tối được không, uống vậy liệu có quá liều hay không? Nếu sử dụng kẽm quá liều lượng được khuyên dùng thì sẽ gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, kích ứng miệng, loét miệng... Những tác dụng phụ này thường xảy ra khi dùng liều cao hơn so với liều đề xuất hoặc khi sử dụng kẽm trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng thường không nghiêm trọng và có thể giảm đi khi ngừng sử dụng kẽm.
Không nên lạm dụng kẽm
Liều lượng an toàn của kẽm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm kẽm và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, liều lượng tối đa hằng ngày thường không nên vượt quá 40 mg đối với người trưởng thành. Liều cao hơn 75 mg/ngày trong 14 ngày có thể dẫn đến độc tính và gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra sử dụng kẽm dạng xịt mũi có thể gây kích ứng mũi và cổ họng và nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến mất khứu giác. Việc sử dụng sản phẩm kẽm xịt mũi nên tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
5. Những lưu ý khi uống kẽm mà bạn nên biết
Việc bổ sung bất kỳ chất nào vào cơ thể bạn cũng cần tìm hiểu trước để tránh việc bổ sung quá liều lượng gây tác dụng không mong muốn. Vậy nên uống kẽm khi nào và cần chú ý điều gì?
Uống kẽm sau khi ăn khoảng 30 phút để tối ưu hóa sự hấp thụ của kẽm trong cơ thể, tránh rối loạn tiêu hóa.
Uống kẽm vào khoảng 2-3 giờ sau ba bữa ăn sáng là thời điểm hợp lý nhất để đảm bảo phân phối đều lượng kẽm trong ngày.
Sử dụng kẽm trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng, sau đó nên tạm ngưng một thời gian.
Kẽm thường kết hợp tốt với các dưỡng chất khác như Vitamin A, Vitamin B6, và Vitamin C. Điều này giúp tăng khả năng hấp thu kẽm, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hoạt động miễn dịch, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khi sử dụng các thực phẩm chức năng chứa kẽm. Cần tham khảo và lựa chọn các sản phẩm bổ sung kẽm uy tín, chất lượng. Nếu còn băn khoăn không biết nên chọn loại thực phẩm nào thì Solgar Zinc Citrate là sản phẩm phù hợp cho việc tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp da và mắt khỏe mạnh, cải thiện chức năng hệ thống sinh sản, nội tiết.
Solgar Zinc Citrate
Với những chia sẻ ở trên, Solife đã trả lời giúp bạn câu hỏi “Kẽm uống tối được không?”. Và bạn cũng cần lưu ý rằng, khi bổ sung bất kỳ chất nào cho cơ thể hãy tìm hiểu thật kỹ để tránh tác dụng không mong muốn nhé!