Vitamin B7 có tác dụng gì? Có nhiều trong thực phẩm nào?
₫1 (bao gồm thuế) |
Select products with details as above |
Nhãn hàng riêng |
Vitamin B7 là một thành phần giúp tăng cường sức khỏe tóc và móng. Vậy vitamin B7 có tác dụng gì nữa không? Cùng tìm hiểu với Solife nhé! |
₫1 (bao gồm thuế) |
Minimum Order 1 or more / Maximum 0 or more
Size- Quantity
Select the quantity.
Products will be automatically added below when you choose.
Product name | Quantity | Price |
---|---|---|
Vitamin B7 có tác dụng gì? Có nhiều trong thực phẩm nào? |
![]() ![]() |
1 ( |
Products will be automatically added below when you choose.
- Product detail
- Review
1. Vitamin B7 là gì?
Biotin còn được gọi là vitamin B7, là một vitamin hòa tan trong nước có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo, carbohydrate và protein trong cơ thể. Vitamin B7 cũng tham gia vào việc điều chỉnh tín hiệu tế bào và hoạt động gen. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, hãy cung cấp lượng vitamin B7 cần thiết cho cơ thể theo khuyến nghị dưới đây:
Đối với nam và nữ từ 19 tuổi trở lên, cũng như cho phụ nữ mang thai cần 30 microgam/ngày.
Phụ nữ cho con bú cần 35 microgam/ngày.
Vitamin B7 có rất nhiều trong các thực phẩm hàng ngày
2. Tác dụng của vitamin B7 đối với sức khỏe của cơ thể
Vitamin B7 giúp tóc suôn mượt, chắc khoẻ
Vitamin B7 (biotin) đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học và chức năng cơ bản của cơ thể:
Tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate, giúp cung cấp năng lượng và duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.
Vitamin B7 có tác dụng gì cho tóc? Là một thành phần quan trọng cho làn da khỏe mạnh và sự phát triển của tóc và móng. Thiếu hụt biotin có thể gây rụng tóc và vấn đề về da.
Hỗ trợ sự phát triển và nuôi dưỡng các mô cơ, tủy xương và hệ thống thần kinh.
Giúp kiểm soát cân nặng bằng cách tham gia vào quá trình chuyển hóa mỡ.
Duy trì hoạt động bình thường của tim và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể.
Điều chỉnh lượng đường trong máu, điều này có lợi cho người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ tiểu đường.
Việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối và chăm sóc sức khỏe tổng thể là quan trọng nhất để đảm bảo rằng bạn nhận đủ lượng vitamin B7 và các chất dinh dưỡng khác cho sự phát triển của cơ thể.
3. Những dấu hiệu thiếu vitamin B7
Khi thiếu vitamin B7, cơ thể có thể xuất hiện những dấu hiệu sau:
Đối với tóc, da và móng
Biotin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự mềm mại và óng mượt của tóc. Thiếu vitamin B7 có thể dẫn đến tóc khô, yếu, và xơ, cũng như gây ra tình trạng rụng tóc nhiều hơn bình thường. Loại vitamin này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của móng tay và móng chân. Nếu cơ thể thiếu hụt chất này có thể làm cho móng trở nên giòn, dễ gãy. Ngoài ra còn có thể dẫn đến các tình trạng như da khô, thiếu sức sống, xuất hiện vảy, nứt nẻ. Từ đó, làn da cũng đổ dầu nhiều hơn, dẫn đến tình trạng xuất hiện mụn trứng cá.
Các dấu hiệu về thần kinh
Thiếu vitamin B7 gây ra sự thay đổi trong quá trình chuyển hóa thức ăn, dẫn đến chán ăn và khó ngủ. Từ đó gây ra các vấn đề như ảo giác, luôn có cảm giác buồn ngủ và các triệu chứng khác liên quan đến hệ thần kinh. Ngoài ra tình trạng mắt đỏ do viêm nhiễm nội tiết và lưỡi đỏ do viêm nhiễm niêm mạc miệng cũng xuất hiện nhiều hơn. Hệ thần kinh ngoại biên có thể bị ảnh hưởng khi vitamin B7, gây ra các triệu chứng như tê chân tay, cảm giác bất thường và gây khó khăn trong việc đi lại.
4. Vitamin B7 có trong những thực phẩm nào?
Vitamin B7 có trong thực phẩm nào? Đa số mọi người thường lựa chọn cung cấp vitamin B7 cho cơ thể thông qua một chế độ ăn đa dạng và cân đối. Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa vitamin B7:
Ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt: Hạt như hạnh nhân, quả óc chó, đậu nành và đậu xanh là nguồn cung tốt của biotin.
Lòng đỏ trứng: Một khẩu phần lòng đỏ trứng cung cấp một lượng đáng kể của vitamin B7.
Cá hồi không chỉ là một nguồn tốt của Biotin mà còn cung cấp axit béo omega-3.
Súp lơ trắng.
Sữa và sản phẩm từ sữa chứa vitamin B7 và có thể được dễ dàng tích hợp vào chế độ ăn hàng ngày.
Gan và nội tạng động vật cũng là nguồn giàu vitamin B7.
Vitamin B7 có nhiều trong cá hồi
5. Bổ sung vitamin B7 bao nhiêu là hợp lý?
Lượng vitamin B7 cần bổ sung tùy thuộc vào nhu cầu cơ bản của cơ thể và tình trạng sức khỏe cá nhân. Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã đưa ra các lượng vitamin B7 hàng ngày: đối với người lớn từ 19 tuổi trở lên sử dụng 30 microgram và 35 microgram đối với phụ nữ đang cho con bú.
Tuy nhiên có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, hoạt động thể chất, tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống. Những người có nhu cầu đặc biệt, như phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người già, người ăn kiêng nghiêm ngặt, hoặc có vấn đề hấp thụ dưỡng chất có thể cần xem xét bổ sung vitamin B7 theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Ngoài việc bổ sung vitamin B7 qua các thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cũng có thể kết hợp bổ sung thông qua các thực phẩm chức năng để quá trình chuyển hoá chất được tốt nhất. Theo khảo sát và đánh giá từ người dùng, 2 loại thực phẩm chức năng: Solgar B Complex C Stress Formula và Solgar B-Complex “50” là hai sản phẩm được lựa chọn nhiều nhất bởi hiệu quả cao cho sự phát triển của cơ thể. Viên uống bổ sung Solgar B Complex C Stress Formula giúp tăng khả năng phòng ngừa bệnh tật, tái tạo tế bào hồng cầu và giúp duy trì sự cân bằng trong hệ thống máu. Trong khi đó, Solgar B-Complex “50” giúp cơ thể chuyển đổi carbohydrate, chất béo và protein thành năng lượng, giúp duy trì sự tỉnh táo và năng động cho hoạt động của ngày dài.
Vậy vitamin B7 có tác dụng gì? Có lẽ thông qua những chia sẻ ở trên của Solife bạn cũng đã hiểu rõ hơn về loại vitamin này cũng như cách bổ sung vào cơ thể sao cho hợp lý. Hãy bổ sung vitamin B7 trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo sức khoẻ nhé!
Nguồn tham khảo:
Tham khảo: “Thực phẩm nào giàu Vitamin B7?” – Vinmec
Nguồn truy xuất:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/thuc-pham-nao-giau-vitamin-b7/
Tham khảo: “Bổ sung vitamin B7 từ thực phẩm nào và bao nhiêu là hợp lý?” – AIA
Nguồn truy xuất:
https://www.aia.com.vn/vi/song-khoe/loi-khuyen/dinh-duong/vitamin-b7-co-trong-thuc-pham-nao.html
Tham khảo: “
Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu vitamin B7” – nhà thuốc Long Châu
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thieu-vitamin-b7-gay-benh-gi-dau-hieu-nhan-biet-khi-co-the-thieu-vitamin-b7.html